Nhập khẩu tiểu ngạch là gì? Hình thức nhập khẩu này khác biệt gì so với chính ngạch? Các thủ tục liên quan đến nhập khẩu tiểu ngạch có khắt khe không? Để giải mã mọi câu hỏi này, mời bạn tham khảo nội dung bài từ CTS nhé!

Nhập khẩu tiểu ngạch là gì?

Nhập khẩu tiểu ngạch là khái niệm chỉ việc nhập khẩu nhỏ lẻ giữa người dân hai vùng biên giới với nhau. Nhìn chung các sản phẩm nhập khẩu tiểu ngạch thường có giá trị nhỏ. Các mặt hàng được nhập khẩu qua đường tiểu ngạch có thể kể đến như nông sản, hàng tiêu dùng, áo quần, linh kiện…

Nhập khẩu tiểu ngạch là gì

Khái niệm nhập khẩu tiểu ngạch là gì bạn đã nắm được chưa?Ở Việt Nam, hoạt động xuất – nhập khẩu tiểu ngạch diễn ra sôi nổi ở các tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn,… Các mặt hàng được nhập khẩu tiểu ngạch phổ biến là quần áo, nông sản, linh kiện điện tử….

Đối với hình thức nhập khẩu tiểu ngạch này, hàng hóa thường được chuyển đến bằng xe tải và không thông qua cửa khẩu. Tuy nhiên, đừng hiểu nhầm rằng, đây là hình thức buôn bán chui, lâu nhé! Trên thực tế, nhập khẩu tiểu ngạch vẫn là hình thức hợp pháp và được pháp luật bảo vệ quyền lợi.

Ưu điểm của hình thức nhập khẩu này chính là thủ tục đơn giản, chi phí nhỏ, mức thuế ít hơn chính ngạch. Có lẽ cũng vì thế mà rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương thức này để đẩy nhanh hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Có thể bạn chưa biết: Cách tìm nguồn hàng kinh doanh giá sỉ đơn giản, ai cũng muốn biết

Nhập khẩu tiểu ngạch tiếng anh là gì?

Khái niệm nhập khẩu tiểu ngạch là gì bạn biết rồi đúng không? Trong tiếng Anh, hình thức nhập khẩu này được định nghĩa bằng cụm từ “Border trade”. Các chuyên gia ngôn ngữ phân tích rằng:

    • Border chính là từ dùng để chỉ đặc điểm của vùng biên giới.
    • Trade có nghĩa gần giống với hoạt động buôn bán trong tiếng Việt và thường được hiểu tương tự như cụm từ mậu dịch, thương mại.

Nhập khẩu tiểu ngạch tiếng anh là gì?

Các đặc điểm của hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch

Nhập khẩu hàng tiểu ngạch có những ưu điểm và nhược điểm. Tùy vào loại hàng hóa, khối lượng hàng hóa nhập khẩu mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức nhập khẩu tiểu ngạch hay chính ngạch. Cùng tham khảo ưu nhược điểm cụ thể bên dưới:

Ưu điểm của hàng tiểu ngạch:

  • Có giá trị hàng hóa thấp nên khi bạn thanh toán cần dùng tiền mặt là chủ yếu.
  • Mặc dù xuất nhập khẩu đều cần phải đóng thuế và phải tuân thủ các điều lệ của hải quan. Thế nhưng, với hàng tiểu ngạch thủ tục và mức thuế phải gánh chịu ít hơn so với chính ngạch.
  • Hàng tiểu ngạch đặc biệt chỉ dành cho những cư dân sinh sống giáp với biên giới. Các doanh nghiệp lớn gần như không xuất hiện và ít được phép tham gia vào hoạt động này.
  • Thủ tục thông quan nhanh chóng, ít giấy tờ

 

hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch

Nhược điểm của nhập khẩu tiểu ngạch: 

  • Tính ổn định của việc nhập khẩu tương đối thấp
  • Giá trị cũng như khối lượng hàng hóa nhỏ, kinh ngạch thay đổi theo thời vụ
  • Nhập khẩu tiểu ngạch thường bị biến tướng thành buôn lậu hoặc tránh thuế

Đối với những loại hàng hóa đơn lẻ, hoặc hình thức gom hàng vận chuyển thì phương pháp nhập khẩu tiểu ngạch mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên với những mặt hàng số lượng lớn, giá trị cao quý doanh nghiệp nên tham khảo phương thức vận chuyển chính ngach. Vậy vận chuyển tiểu ngạch và chính ngạch có gì khác nhau? Mời quý doanh nghiệp theo dõi phần tiếp theo.

Xem thêm: Cách tìm nguồn hàng cho xe tải nhỏ, đơn giản chỉ trong 5 phút

Phân biệt nhập khẩu tiểu ngạch và nhập khẩu chính ngạch

Nhập khẩu tiểu hay chính ngạch đều được hiểu là hình thức trao đổi mua bán hợp pháp. Cả 2 loại hình trao đổi này đều được nhà nước bảo vệ quyền lợi và cho phép hoạt động. Để phân biệt được 2 hình thức này, bạn có thể dựa vào các tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí phân biệt Nhập khẩu tiểu ngạch Nhập khẩu chính ngạch
Hàng hóa
    • Thường có giá trị thấp.
    • Nhóm hàng hóa thường thuộc mặt hàng tiêu dùng như thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm.
    • Đôi khi không có giấy tờ về nguồn gốc
    • Có giá trị cao
    • Sản phẩm mang tính quốc tế, chất lượng cao. Tuy nhiên, rất dễ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
    • Sản phẩm luôn có giấy tờ chứng thực nguồn gốc
Giá trị giao dịch Bị giới hạn về số lượng hàng hóa khi mà bạn muốn nhập sỉ. Mỗi lần sẽ chỉ được phép nhập với số lượng nhỏ. Không bị giới hạn về số lượng, chi phí cũng như giá trị của đơn hàng. Điều kiện cần thỏa mãn duy nhất là nằm trong danh mục cho phép của pháp luật.
Thủ tục và thuế Ít giấy tờ, cơ bản là tờ khai hàng cùng với CMND cư dân biên giới… Mức thuế ít Cần phải có nhiều giấy tờ, từ hợp đồng đến hóa đơn vận chuyển, chứng nhận vấn đề kiểm dịch….

Thuế phải trả cao hơn so với tiểu ngạch

Hình thức vận chuyển Chủ yếu bằng đường bộ, vận chuyển với xe tải là chủ yếu. Bởi vì, đây là những giao dịch gần biên giới, chỉ cần mua và xuất trình giấy tờ kiểm tra sẽ được thông qua. Bắt buộc phải vận chuyển qua các cửa khẩu lớn. Doanh nghiệp sẽ đóng phí, thuế cũng như thủ tục để thông quan. Phần lớn hàng hóa sẽ được đóng trong container và vận chuyển bằng đường tàu, máy bay.

Thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch như thế nào?

Đối với nhập khẩu tiểu ngạch bạn cần phải đáp ứng 2 loại thủ tục khác nhau, cụ thể là:

Khai báo hàng hóa đang nhập khẩu

Bạn cần trình bày các giấy tờ như:

  • Tờ khai hàng (HQ7A,HQ7B): Số lượng 2 tờ
  • Giấy chứng minh cư dân biên giới
  • Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp

Nếu hàng hóa có tổng giá trị đạt mức tiêu chuẩn miễn thuế bạn sẽ không phải nộp thuế mà chỉ cần mang CMND chứng thực cư dân vùng biên giới là được. Trường hợp, giá trị hàng hóa vượt quá mức quy định sẽ phải nộp thuế theo quy định.

thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch

Thủ tục kiểm hóa nhập khẩu tiểu ngạch

Các cá nhân và tổ chức để có thể đưa hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch đến hải quan kiểm tra. Việc kiểm toán này sẽ được tiến hành trực tiếp dưới sự chứng kiến của chủ cửa hàng.

Các cán bộ hải quan sẽ đối chiếu 2 bên tờ khai cùng với các giấy tờ liên quan để ghi lại kết quả. Sau đó, ghi nhận các chứng thực nhập tiểu khẩu và kết thúc quá trình thủ tục hải quan.

Việc luân chuyển giấy tờ trongTrả lại chủ hàng 1 tờ khai hàng, 1 biên lai thu thuế nếu là hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch, hoặc 1 tờ CT13, nếu là hàng của cư dân biên giới.
Lưu các giấy tờ còn lại tại cơ quan hải quan cửa khẩu. quá trình này sẽ diễn ra như sau:

  • Trả lại chủ hàng 1 tờ khai hàng, 1 biên lai thu thuế nếu là hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch, hoặc 1 tờ CT13, nếu là hàng của cư dân biên giới.
  • Lưu các giấy tờ còn lại tại cơ quan hải quan cửa khẩu.

Trong trường hợp bạn dùng dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác cũng phải tuân thủ theo các thủ tục này.

Bạn đã nắm được nhập khẩu tiểu ngạch là gì chưa? CTS luôn sẵn lòng ở đây hỗ trợ bạn, hãy liên hệ để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Kiến thức bổ ích: Kinh nghiệm nhập hàng hóa thủ tục thông quan dễ dàng