Cụm từ “chính ngạch” chắc hẳn đã quá quen thuộc với những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu được cụm từ này có nghĩa là gì hay xuất khẩu chính ngạch là gì? Trong bài viết này, hãy cùng CTS tìm hiểu về khái niệm này, đồng thời hiểu thêm về quy trình, thủ tục khi muốn xuất khẩu chính ngạch. 

Xuất khẩu chính ngạch là gì?

Hiểu một cách đơn giản, chính ngạch là hình thức buôn bán mang, giao dịch và thông thương với các nước có đường biên giới giao thoa với Việt Nam. Từ đó, chúng ta có khái niệm xuất khẩu chính ngạch chính là hình thức vận chuyển hàng hóa số lượng lớn để giao lưu, trao đổi với các nước thông qua cửa khẩu sát biên. 

Khái niệm xuất khẩu chính ngạch là gì?
Khái niệm xuất khẩu chính ngạch là gì?

Xuất khẩu chính ngạch tiếng anh là Pay Full Tax, đây là hình thức mua bán dựa theo luật lệ quốc tế yêu cầu 2 bên phải có những giấy tờ, hợp đồng ràng buộc rõ ràng giữa người mua và người bán. Hàng hóa phải được kiểm duyệt kỹ càng trước khi xuất khẩu và đóng thuế đầy đủ trước khi thông quan.  

Những đối tượng cần hiểu rõ khái niệm xuất khẩu chính ngạch là gì? chủ yếu là thương nhân, doanh nghiệp, những người có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài. Chưa hết, nghành học chuỗi cung ứng logistics hiện nay cũng đang rất hot, các sinh viên của nghành này phải nắm được những khái niệm cơ bản như xuất khẩu chính ngạch là gì? Xuất khẩu tiểu ngạch là gì?

Xem thêm: Xuất khẩu hàng hóa là gì? 

Phân biệt xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch

Xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu tiểu ngạch là 2 thuật ngữ khá quen thuộc với dân trong nghề. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa phân biệt được xuất khẩu chính ngạch là gì? Hay xuất khẩu tiểu ngạch là gì? Dưới đây chúng tôi sẽ tạo bảng để phân biệt 2 thuật ngữ này một cách dễ hiểu nhất.

Sự khác nhau giữa hình thức xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu tiểu ngạch  
Sự khác nhau giữa hình thức xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu tiểu ngạch

Tiêu chí

Xuất khẩu chính ngạch

Xuất khẩu tiểu ngạch

Đường vận chuyển

Hàng hóa thường được vận chuyển bằng container, tàu thuyền đường biển hoặc đường hàng không, do khối lượng hàng hóa lớn và có giá trị.   Vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ, thường được vận chuyển bằng xe tải do đây là hình thức giao dịch giữa 2 cư dân của 2 nước gần biên giới. 

Giấy tờ thủ tục

Thủ tục phức tạp như: 

  • Hóa đơn thương mại
  • Chứng từ thanh toán 
  • Hợp đồng ngoại thương
  • Bill of Landing (nếu có)
  • Tờ khai hải quan 
  • LC – Tín dụng thư
  • Giấy chứng nhận hàng hóa
  • Giấy nộp tiền vào ngân hàng nhà nước
  • Hóa đơn vận chuyển
  • Chứng nhận kiểm dịch
Thủ tục đơn giản, chỉ cần một tờ khai tiểu ngạch, giấy chứng minh cư dân biên giới, giấy phép kinh doanh do UBND tỉnh cấp. 

Giá trị đơn hàng

Số lượng mỗi đơn hàng khi nhập là không giới hạn, miễn sao đó là loại hàng hóa được cấp phép nhập khẩu. Giá trị đơn hàng lớn, phù hợp với những thương vụ mua bán lớn, mang tính chất toàn cầu.   Giá trị mỗi đơn hàng nhỏ, do bị giới hạn số lượng hàng hóa khi nhập dựa vào quy định của pháp luật. Điều này sẽ không đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp

Xem thêm: Nhập khẩu tiểu ngạch là gì?

Quy trình, thủ tục xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Quy trình, thủ tục xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Quy trình, thủ tục xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Ngày nay, khái niệm xuất khẩu chính ngạch là gì đã không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp, kinh doanh. Do đó, việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước là hoạt động không thể thiếu để phát triển kinh tế nước nhà. Đặc biệt, Trung Quốc có vị trí địa lý giao thoa với đường biên giới của các tỉnh miền núi Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là thị trường xuất khẩu lớn và cực kỳ tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam không thể bỏ qua. Vậy, xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc sẽ có quy trình như thế nào và cần những thủ tục, giấy tờ gì? 

Xem thêm: Kinh nghiệm nhập khẩu hàng hóa chi tiết từ a tới z

Thủ tục xuất khẩu chính ngạch

Thủ tục xuất khẩu chính ngạch
Thủ tục xuất khẩu chính ngạch

Như đã nhắc đến ở trên, thủ tục xuất nhập khẩu chính ngạch sẽ bao gồm nhiều loại giấy tờ như: 

  • Hóa đơn thương mại
  • Chứng từ thanh toán 
  • Hợp đồng ngoại thương
  • Bill of Landing (nếu có)
  • Tờ khai hải quan 
  • LC – Tín dụng thư
  • Giấy chứng nhận hàng hóa
  • Giấy nộp tiền vào ngân hàng nhà nước
  • Hóa đơn vận chuyển
  • Chứng nhận kiểm dịch

Xem thêm: Tìm nguồn hàng xuất khẩu giá tốt cho doanh nghiệp

Các bước xuất khẩu chính ngạch sang trung quốc

Ở phần này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn chi tiết 5 bước phải làm trong quy trình xuất khẩu chính ngạch hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc, Cụ thể: 

Các bước xuất khẩu chính ngạch sang trung quốc
Các bước xuất khẩu chính ngạch sang trung quốc

Bước 1: Công đoạn chuẩn bị

Đầu tiên, điều kiện cần để bạn có thể thực hiện thương mại Quốc tế đó là phải có công ty hoặc nhờ một công ty đứng ra làm đại diện pháp lý để vận chuyển hàng hóa và nhận tiền cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần mở thành khoản thanh toán và tài khoản thanh toán quốc tế nếu muốn giao thương với nước ngoài. Chưa hết, bạn cũng cần phải có tài khoản khai báo hải quan để khai báo điện tử hoặc nhờ đại lý hải quan truyền tờ khai và tìm kiếm đối tác cho mình. 

Bước 2: Đàm phán và ký kết hợp đồng

Ở bước này, bạn sẽ tiến hành thu thập thông tin từ đối tác giao hàng ở đâu? Thương lượng giá cả, phương thức thanh toán, điều kiện thương mại quốc tế cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người mua để giữ uy tín, có thể hợp tác lâu dài

Bước 3: Chuẩn bị hàng, lựa chọn phương thức vận chuyển và làm thủ tục thông quan

Sau khi đã thỏa thuận, thu thập thông tin từ phía đối tác, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp nhất. Tiếp theo sẽ là công đoạn đóng hàng, liên hệ với bên vận chuyển và làm thủ tục thông quan, kê khai giấy để để thực hiện công đoạn xuất khẩu chính ngạch. 

Bước 4: Hoàn thành bộ chứng từ xuất khẩu chính ngạch

Sau khi bên vận chuyển đến lấy hàng, bạn phải yêu cầu họ phát hành bill để làm bộ chứng từ gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau như kiểm dịch, hun trùng… 

Bước 5: Hoàn tất thanh toán với ngân hàng

Sau khi giao hàng và nhận được tiền từ đối tác, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị các hồ sơ chứng từ đầy đủ để gửi cho ngân hàng đóng dấu và lưu lại hồ sơ chứng minh nguồn tiền đổ về. 

Xem thêm: Xuất khẩu tại chỗ tại chỗ là gì?

Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác tại CTS

Trên đây là toàn bộ bài viết về vấn đề xuất khẩu chính ngạch, khái niệm xuất khẩu chính ngạch là gì? cũng như giúp bạn dễ dàng phân biệt giữa 2 hình thức: xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu tiểu ngạch. Hy vọng, những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về để có thể giao thương, xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài một cách dễ dàng.

Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác tại CTS
Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác tại CTS

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác uy tín, đáng tin cậy thì không nên bỏ qua CTS. Quy trình dịch vụ của chúng tôi sẽ bao gồm 8 bước với quá trình diễn ra nhanh gọn, minh bạch, rõ ràng theo quy định pháp lý.

Hiện nay, chúng tôi đang nhận xuất nhập khẩu ủy thác cho đa dạng các loại mặt hàng khác nhau ví dụ như các sản phẩm điện tử, công nghệ; Các loại thiết bị, phụ tùng ô tô, xe máy,…; Nguyên vật liệu phục vụ may mặc; Mặt hàng đồ chơi cho trẻ em; Thiết bị gia dụng, nông sản, thực phẩm;…  

Do đó, các bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác nhanh chóng, an toàn.

Thông tin liên hệ: 

  • CTS Tìm Nguồn Hàng
  • Email: Manager@nhapkhaugiagoc.com
  • Address: 99/2 Bình Lợi, Phường 13 Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh 72300
  • Customer Service: (+84) 909 631 277